+84 912 858 072 info@vtetravel.net
+84 912 858 072 info@vtetravel.net

Sumo Nhật Bản và những điều thú vị không phải ai cũng biết

hắc đến Nhật Bản, bên cạnh những cảnh đẹp thiên nhiên ấn tượng, nền văn hoá truyền thống lâu đời, sự phát triển vượt bậc trong thời đại ngày nay, hay một nền ẩm thực vô cùng phong phú, người ta còn nhắc nhiều tới văn hoá truyền thống rất độc đáo đó là Sumo. Là một môn võ nghệ và võ đạo, liên quan đến đạo Shinto, Sumo còn có rất nhiều điều bí ẩn đối với không chỉ trên thế giới mà ngay cả với người Nhật Bản. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn những điều thú vị về môn võ Sumo.

Sumo không chỉ là võ, mà còn là tôn giáo

Không đơn thuần là bộ môn đấu võ truyền thống, Sumo bắt nguồn là một nghi lễ tôn giáo của đạo Shinto. Những điệu võ thuật cũng chính là điệu múa thiêng liêng mà người Nhật muốn dâng lên những vị thần trong đạo để ước nguyện có được mùa màng tươi tốt, bội thu trong năm. Vào thời Nara, tầng lớp vua chúa của Nhật đã được giới thiệu về Sumo, để rồi từ đó hàng năm lại tổ chức giải đấu với những quy luật, những tổ chức bài bản, áp dụng kỹ thuật đấu võ vào nghi lễ này.

 

Cho đến những năm cuối của thời Minh Trị thì Sumo chính thức được công nhận là bộ môn thể thao dân tộc. Những nghi lễ, tính chất mang đặc trưng tôn giáo vẫn hiện hữu trong bộ môn thể thao, tuy nhiên vẫn mang phong cách của một bộ môn thi đấu. Người Nhật vẫn luôn tổ chức đào tạo, tập luyện cũng như tổ chức thi đấu, biểu diễn chuyên nghiệp dành cho bộ môn Sumo.

Những quy luật riêng biệt môn võ Sumo

Trước khi bắt đầu trận đấu, võ sĩ sẽ dẫm chân xuống sàn và bắt đầu khởi động. Sẽ có nghi lễ tẩy uế, họ sẽ ném một nắm muối lên võ đài rồi cúi xuống nhìn vào đối thủ với ánh mắt quyết liệt. Trận đấu sẽ diễn ra rất nhanh, võ sĩ nào đẩy được đối thủ ra vòng tròn nhanh nhất, hoặc làm ngã đối thủ, khiến đối thủ chạm bất kỳ bộ phận nào lên sàn trừ đôi bàn chân thì sẽ là người chiến thắng.

Cuộc sống của các võ sĩ Sumo

Đối với các võ sĩ Sumo, họ luôn phải áp dụng một chế độ sinh hoạt và tập luyện đầy gian khổ. Hiệp hội Sumo quy định những điều lệ vô cùng khắt khe từ thực đơn ăn uống, giờ giấc ngủ nghỉ, trang phục thường ngày hay kiểm soát về cả cảm xúc.

 

Những võ sĩ sinh hoạt chung trong lò huấn luyện. Mỗi ngày Sumo sẽ dậy từ 5 giờ sáng, không ăn uống gì. 11h trưa sẽ là bữa ăn đầu tiên đối với họ. Đối với những võ sĩ hạng thấp, thậm chí họ còn phải dậy sớm hơn để chuẩn bị phục vụ cho những võ sĩ hạng cao.

Trọng lượng các võ vĩ Sumo

Bạn thường thấy những võ sĩ Sumo luôn có hình tượng là những người to béo, khổng lồ đúng không. Để có được thân hình như vậy, họ luôn phải tăng cường cân nặng, rèn luyện sức khỏe của mình rất gắt gao.

 

Họ phải ăn rất nhiều món trong ngày và đặc biệt không thể thiếu Chankonabe – món lẩu thập cẩm với rất nhiều thịt, cá, rau, đậu hũ, mì ăn liền cùng với nước luộc gà. Cũng chính việc ăn uống không khoa học, cố gắng tăng trọng lượng cơ thể mà các võ sĩ thường có tuổi thọ ít hơn khoảng 10 năm so với người bình thường.

Trọng tài phải tự mổ bụng nếu mắc sai lầm

Nếu như các võ sĩ phải luyện tập khắc nghiệt, thì trọng tài trong bộ môn Sumo cũng có những bí mật đầy kinh hoàng khi đã bước chân vào thế giới Sumo. Họ được gọi là Gyoji, sẽ tham gia khi tuổi đời mới khoảng 15 – 16 và theo sự nghiệp cho tới độ tuổi về hưu. Mỗi trận đấu, trọng tài nhất định phải công tâm, sáng suốt.

Nếu có quyết định sai lầm, họ sẽ phải lấy thanh kiếm Tanto mang theo bên mình mà mổ bụng tự sát. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa xảy ra trường hợp nào như vậy, nếu có sai lầm thường các Gyoji sẽ từ chức và rút khỏi sự nghiệp.

Võ sĩ luôn xuất hiện với trang phục truyền thống

Các võ sĩ Sumo phải luyện tập khắc nghiệt và bị chi phối với những quy tắc vô cùng nghiêm ngặt. Dù ở bất cứ đâu, những võ sĩ vẫn phải xuất hiện với một diện mạo để người ta chắc chắn rằng đây chính là một Sumo. Họ luôn nuôi dài mái tóc của mình rồi búi lên, mặc trang phục truyền thống theo từng đẳng cấp.

 

Nếu như từ cấp Jonidan trở xuống, Sumo sẽ mặc Yukata và dép Geta, thì đẳng cấp cao hơn là Makushita và Sandanme sẽ được khoác thêm áo ngắn bên ngoài, đi dép Zori. Các võ sĩ với đẳng cấp từ Juryo trở lên thì sẽ được mặc áo choàng lụa, tóc tai búi được trau chuốt hơn với kiểu búi Oicho.

Cảm xúc võ sĩ Sumo

Thắng thì vui mừng, phấn khích, thua sẽ cảm giác thất vọng và buồn bã, đó chắc chắn là những cảm xúc tự nhiên của bất kỳ người chơi nào trong các cuộc thi, trò chơi thông thường đúng không. Thế nhưng đối với Sumo, các võ sĩ sẽ phải kiểm soát cảm xúc này của mình mà không được thể hiện ra bên ngoài. Tất cả họ sẽ phải giữ nguyên một tinh thần nhẹ nhàng, hoặc thể hiện với những động tác ra hiệu.

 

Phụ nữ sẽ không được tham gia

Vì là bộ môn thể thao bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo truyền thống cho nên những tính chất tâm linh vẫn luôn được giữ gìn đối với bộ môn này. Người Nhật quan niệm rằng phụ nữ không được phép tham gia, hay thậm chí là bước lên sàn đấu, bởi điều này là gây ảnh hưởng, xúc phạm tới sự linh thiêng. Thế nên cho tới nay Sumo vẫn là một bộ môn chỉ dành cho nam giới.

Sumo là bộ môn thi đấu truyền thống và được tổ chức chuyên nghiệp duy nhất tại Nhật Bản. Bộ môn mang lại tính giải trí cao đối với người xem, thế nhưng đằng sau đó là cả những bí mật khốc liệt mà không phải ai cũng biết. Những chia sẻ của VietSense hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn mới hơn về một bộ môn thi đấu đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.

VTE TRAVEL VIỆT NAM

Nếu bạn đang băn khoăn phân vân về chương trình tour của VTE Travel, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tối để được tư vấn giải đáp thắc mắc nhé!

  • Hotline: 0912 858 072
  • Email: info@sukiendulichviet.com
  • Add: 5/495/7 Nguyen Trai str, Thanh Xuan Dist, Ha Noi.




Hotline: 0912 858 072